Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

7 Lợi Ích Tuyệt Vời từ Nước Dừa Tươi và Giải Mã một số Lời Đồn mà Mẹ bầu đang Lầm Tưởng!

Vô vàn bí kíp qua các đời được tryền lại cho chị em  và uống nước dừa cho con trắng trẻo hồng hào khi sinh ra cũng là một trong số đó. Vậy uống nước dừa có tốt không và nên uống nước dừa vào thời điểm nào trong thai kì để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

ba-bau-uong-nuoc-dua-duoc-khong

1. Mới có thai uống nước dừa được không?

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn mửa do đó nên tránh uống nước dừa trong thời gian này vì nước dừa có chứa lượng chất béo cao sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

- Với các bà bầu 3 tháng đầu, việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này có thể sẽ gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, khi mới mang thai mẹ bầu nên hạn chế thức uống này.

- Bà bầu uống nước dừa khi nào? Chỉ nên uống nước dừa vào 3 tháng giữa của thai kỳ để bổ sung chất dinh dưỡng và nước ối cho thai nhi. Uống lượng đều đặn, mỗi ngày một ly nước dừa tươi và giảm dần vào 3 tháng cuối của thai kì (khoảng 2,3 ly/tuần).

2. Giải mã lời đồn về nước dừa đối với mẹ bầu:

- Uống nước dừa tươi khi sinh con da trắng:

+ Thực tế thì không có phương pháp nào chứng minh được tính chính xác của lời đồn trên.

+ Con sinh ra da có trắng không thì phải phụ thuộc vào sự di truyền về gen của ông bà cha mẹ, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc con ngay từ trong bụng mẹ,… mới là điều gần như chính xác và đã được chứng minh.

+ Nhưng cũng không thể chứng minh lời đồn kia là sai sự thật mà nước dừa lại thật sự mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu vì vậy hãy cứ uống với niềm mong đợi nhưng đừng nên lạm dụng quá nha!

- Uống nước dừa làm cho tóc của bé mọc dày và khỏe hơn

Độ chắc khỏe và kết cấu tóc của bé hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Uống nước dừa không cho thấy bất kỳ tác động nào đến sự phát triển tóc của bé.

- Nước dừa có thể là thức uống cung cấp nước tốt nhất trong thai kỳ của bạn

Không có bất kỳ loại thức uống, nước dừa có đặc tính hydrat hóa tốt hơn khi so sánh với nước lọc. Vì vậy hãy để nước lọc làm thức uống chính trong thai kì của mẹ nha. Hãy uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để bé khỏe mẹ vui tươi nhé.

- Uống nước dừa giúp thai nhi tăng cân:

Thai nhi muốn tăng cân điều kiện tiên quyết là chế độ dinh dưỡng của mẹ vì thế hãy ăn uống cũng như bổ sung thực phẩm hợp lý chứ không phải là uống nước dừa không thai nhi sẽ tăng cân nha.

  è Bạn chỉ nên bổ sung nước dừa tươi với lượng vừa phải (mỗi ngày 1 ly) để nhận được 7 lợi ích tuyệt vời dưới đây, đồng thời dùng thêm những thực phẩm khác tốt cho thai kỳ nhé.

3. 7 Lợi ích tuyệt vời của nước dừa đối với bà bầu:

3.1. Bổ sung các chất điện giải

Nước dừa ngoài việc bổ sung nước cho cơ thể còn chứa các chất điện giải có giá trị như kali, natri và magie… trong thời điểm các cơn ốm nghén, buồn nôn và tiêu chảy diễn ra làm cơ thể mất nước, những chất điện giải này cũng hỗ trợ giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh độ pH và thúc đẩy hoạt động của các cơ.

3.2. Hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý!

Trong thai kì mẹ bầu có thể hóng đồ ngọt mà nước dừa lại là một thứ nước không chứa chất béo và ít calo giúp mẹ vừa giải khát lại kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thế trong ngày, vừa hạn chế các cơn đói nữa nha.

3.3. Lợi tiểu

Nước dừa tươi được xem là thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nước dừa có công dụng lợi tiểu bởi vì chúng rất giàu kali, magiê và chất khoáng khác chính vì thế nó có khả năng đào thải độc tố và làm sạch đường tiết niệu, hạn chế triệu chứng tiểu buốt hay tiểu rắt cho bà bầu. Do vậy, nước dừa còn giúp cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa sỏi thận và tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ sinh non.

3.4. . Giảm hiện tượng ợ nóng và táo bón

- Hormone hay lượng nội tiết tố thay đổi trong suốt thai kỳ dẫn đến rất nhiều vấn đề như ợ nóng, táo bón và khó tiêu cho bà bầu. Nước dừa là chất trung hòa axit tự nhiên, giúp giảm hiện tượng ợ chua, ợ nóng hay trào ngược dạ dày… Lượng chất xơ hòa tan trong nước dừa có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, điều tiết độ pH trong dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

- Ngoài ra nước dừa còn giúp trao đổi chất, trung hòa axit và giảm trào ngược dạ dày, ợ nóng.

3.5. Làm đẹp da cho mẹ bầu nữa.

Trong nước dừa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp da dẻ của mẹ được hồng hào và căng mọng, ngoài ra còn giúp mẹ hạn chế hơn về rạn da trong thai kì nữa nha.

3.6. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bà bầu sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ. Axit lauric trong nước dừa chịu trách nhiệm sản xuất một loại axit chống lại bệnh tật là ‘monolaurin’. Monolaurin giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa nhiễm trùng như cúm, HIV, giữ lại vi khuẩn tốt cho cơ thể.

3.7. Bổ sung nước ối một cách hiệu quả

Nhu cầu nước ối của con như cá cần nước mà nước dừa có thành phần khá giống nước ối nên bổ sung nhiều nước dừa trong thời gian này có thể giúp cải thiện phần nào tình trạng thiếu ối. Tuy vậy, điều này vẫn chưa được nhiều tài liệu y khoa ghi nhận. Mà thường mang tính chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn.

4. Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

- Tuy nước dừa vô cùng tốt cho cơ thể nhưng vừa đủ mới là tốt nhất đúng không ạ:

+ Với các mẹ mang thai bình thường, có sức khỏe tốt, uống lượng đều đặn, mỗi ngày một ly nước dừa tươi vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng một loại thực phẩm nào đó có thể gây mất cân đối dinh dưỡng. Việc nhiều bà bầu uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.

+ Nên uống nước dừa ngay khi dừa còn tươi và giàu chất dinh dưỡng. Khi mua nước dừa, hãy nhớ chọn một nơi sạch sẽ và đảm bảo rằng người bán hàng rửa tay. Chọn một trái dừa xanh mềm. Uống nước dừa ngay khi mở ra và nước dừa ngọt. Kiểm tra bằng cách rót nước vào ly để biết màu sắc nước dừa và uống bằng ống hút sạch.

4. Bà bầu không nên uống nước dừa khi nào?

uong-nuoc-dua-cho-ba-bau-dung-cach

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách

- Tuy có nhiều lợi ích mà nước dừa mang lại được kể trên nhưng mẹ nên hạn chế và tránh xa trong những trường hợp sau:

  • Như đã giải thích ở trên 3 tháng đầu mẹ bầu không nên uống nước dừa nhé!
  • Phụ nữ đang dùng thuốc điều trị huyết áp nên cẩn thận trong khi tiêu thụ nước dừa vì nồng độ kali trong thức uống có thể làm giảm huyết áp.
  • Không uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
  • Không uống quá nhiều nước dừa kể cả có thèm hơn nữa, chỉ nên uống 1 cốc/ngày.
  • Uống nước dừa có công dụng làm trong và nhiều nước ối. Vì vậy đối với những mẹ nhiều hay thừa nước ối chỉ nên uống một lượng vừa đủ trong 3 tháng giữa. Những tháng cuối thì không nên uống nhé.

à Nước dừa có nhiều lợi ích cho mẹ và bé trong suốt thai kì nhưng cũng có một số trường hợp mẹ bầu cần hạn chế chính vì vậy hãy đọc kĩ và để lại cmment dưới phần bình luận nếu mẹ có vấn đề cần giải đáp nhé!

à Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và