Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Cắt Tầng Sinh Môn khi Sinh là gì? Một số điều mà Mẹ Bầu phải biết

Chúng ta thường nghe về "Cắt tầng sinh môn" / "Rạch tầng sinh môn" trong khi sinh con, vậy tầng sinh môn là gì? vai trò của tầng sinh môn đối với cơ thể và trong khi sinh nở là gì? Dưới đây là những điều chị em nên biết về tầng sinh môn để hiểu hơn về bộ phận này nhé

1.Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể của phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Nếu bộ phận sinh dục nam nằm ở bên ngoài thì bộ phận sinh dục nữ nằm khuất phía dưới, được che khuất bởi phần trên hai đùi.

Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Cấu tạo tầng sinh môn gồm 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng.

Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

Tầng giữa: Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ này đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

Tầng nông: Bao gồm năm cơ (cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, bốn cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.

2. Vai trò của tầng sinh môn

Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ và nâng đỡ những cơ quan quan trọng của vùng chậu, bao gồm: Tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Nơi đây còn được ví như là “cửa giao hợp” - nơi tiếp nhận tinh trùng của người nam trước khi vào trong tử cung, đồng thời còn đóng vai trò cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho nữ giới.

Đặc biệt, tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ của phụ nữ. Bộ phận này giúp cho trẻ sinh ra được an toàn và dễ dàng hơn do tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa thai nhi ra bên ngoài.

Khi người phụ nữ mang thai và đến lúc lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn nở để “mở cửa” cho trẻ sơ sinh ra bên ngoài được an toàn và dễ dàng hơn. 

3. Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh con?

Trên thực tế khi sản phụ đến gần lúc lâm bồn, bộ phận sinh dục sẽ dần dần mở rộng các cơ, tầng sinh môn sẽ giãn nở một cách tự nhiên để trẻ sơ sinh dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng gặp thuận lợi như vậy. Việc mở rộng và giãn ra cũng có giới hạn nhất định. Hơn nữa, việc sinh nở sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhất là khi phần đầu của trẻ sơ sinh quá to hoặc trẻ có trọng lượng lớn. Để xử lý những tình huống như vậy, các bác sĩ sẽ phải chỉ định thực hiện một thủ thuật nhỏ, đó là rạch tầng sinh môn.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được tiến hành bằng cách cắt một đường ngắn vừa đủ trên tầng sinh môn để mở rộng khu vực này. Từ đó, trẻ sơ sinh được thuận lợi chào đời nhanh chóng và sản phụ không phải gắng hết sức rặn đẻ, dẫn đến rách tầng sinh môn.

Cùng xem Video dưới đây để hiểu về việc "cắt tấng sinh trong khi sinh":

4. Khi nào thì bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn cho mẹ?

Mặc dù cắt tầng sinh môn chỉ là một thủ thuật tương đối nhỏ đối với sản khoa và thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai con so, nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ nào cũng cần áp dụng dùng thủ thuật này.

Đối với một số mẹ bầu khi khám thai, bác sĩ xác định khả năng sinh đẻ tốt hoặc thai nhi nhỏ thì có thể bỏ qua thủ thuật này. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây nên chủ động thực hiện rạch tầng sinh môn để hỗ trợ cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn, cụ thể là các đối tượng sản phụ:

  • Có độ linh hoạt và co giãn của tầng sinh môn kém
  • Sản phụ mang thai ngoài tuổi 35
  • Mắc bệnh tim mạch, có hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ
  • Bị viêm âm đạo hoặc vùng đáy chậu có phù nề
  • Cơ tử cung của người mẹ co bóp không đủ lực
  • Đầu của thai nhi có đường kính lớn, khó chui ra ngoài
  • Phần cổ tử cung đã mở rộng và đầu thai nhi đã xuống thấp, nhưng có dấu hiệu suy thai, thai có thể chết lưu.

5. Những rủi ro của rạch tầng sinh môn là gì?

Thủ thuật cắt tầng sinh môn không gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ, nhưng lại ảnh hưởng phần nào đến quá trình sinh và cuộc sống sau khi sinh. Rạch tầng sinh môn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và tỷ lệ thiếu máu trong khi sinh do sản phụ mất máu nhiều.

Phụ nữ trải qua thủ thuật này cần một khoảng thời gian hồi phục lâu hơn. Sau khi sinh, họ thường cảm thấy mất tự chủ và đau đớn trong việc tiểu tiện, ngay cả khi vết rạch đã lành. Đồng thời, thủ thuật rạch tầng sinh môn còn dẫn đến nguy cơ rách âm hộ nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu sản phụ không đảm bảo việc chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn sau khi rạch, có thể khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị rách, bục chỉ, gây đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để hướng dẫn bạn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách.

6. Làm sao để không phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Rạch tầng sinh môn thật sự là trải nghiệm khó quên đối với mẹ bầu khi vượt cạn. Việc đánh giá có cần thực hiện rạch tầng sinh môn khi sinh nở hay không, rạch ít hay nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Những gợi ý sau đây có thể giúp mẹ bầu chào đón con yêu với phần đáy xương chậu còn nguyên vẹn:

  • Bổ sung chất béo tốt trong bữa ăn (như dầu thực vật, dầu cá, bơ, mầm lúa mì...): Giúp cho da cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm.
  • Massage tầng sinh môn: Vừa tốt cho sức khỏe tổng thể, vừa tăng độ đàn hồi của tầng sinh môn. Nên thực hiện 5 phút mỗi ngày từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (khoảng tuần thai thứ 32 - 34).
  • Tập kegel: Không những giúp chị em cải thiện khả năng sinh nở, mà còn tăng cảm giác “yêu” và lấy lại tự tin sau khi sinh con.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục (đặc biệt là đi bộ nhẹ nhàng vào cuối kỳ mang thai): Giúp thai nhi dễ lọt xuống vùng sàn chậu, tư thế thai lý tưởng, thuận lợi cho việc chào đời.

Vượt cạn chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với mẹ bầu. Đặc biệt đối với chị em lần đầu sinh con so, khả năng phải tiến hành rạch tầng sinh môn thường cao hơn. Bên cạnh đó, trong khi lâm bồn, hàng loạt vấn đề có thể xảy ra, đe dọa tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, mẹ bầu hãy chăm sóc thai sản thật tốt và theo dõi thai tiên lượng sớm các tình huống.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và