Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Sinh Non và Các Biện Pháp Giúp Phòng Tránh Sinh Non mà Mẹ Bầu phải biết!

Một em bé sau khi ra đời được gọi là sinh non khi bé chào đời từ khoảng 28 tuần tuổi đến trước khi đủ 37 tuần của thai kỳ. Do thời điểm này bé chưa phát triển toàn diện nên dễ gặp phải các vấn đề như: nhẹ cân, suy hô hấp, các khuyết tật cơ thể, bại não… những di chứng này có thể theo con đến suốt cuộc đời. Vậy mẹ bầu làm gì để tránh sinh non? Nguyên nhân gây ra sinh non là gì? Hãy tìm hiểu thêm ngay tại bài viết dưới đây nhé!

bien-phap-phong-ngua-sinh-non

1. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non:

Sinh non là vấn đề luôn được quan tâm ở các mẹ bầu, theo ước tính có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại là:

1.1 Các yếu tố từ thai nhi

  • Ối vỡ non: Trong đó có 10% là các cuộc chuyển dạ đủ tháng và khoảng 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.
  • Đa ối: Có khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non.
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non.
  • Thiểu năng nhau, thai chậm tăng trưởng: Làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non.
  • Song hay đa thai: Càng nhiều thai thì nguy cơ sinh non càng cao.
  • Thai dị dạng: Thường gây chuyển dạ sinh non và nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).
  • Viêm màng ối do nhiễm trùng.Thai sau thụ tinh trong ống nghiệm.

1.2 Các yếu tố từ mẹ

  • Mẹ bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, cân nặng.
  • Tuổi của mẹ quá thấp hoặc quá cao cũng là nguyên nhân.
  • Có tiền sử sinh non, nạo hút thai.
  • Khi mẹ làm việc và lao động quá sức trong thời gian mang thai.
  • Sản phụ thường xuyên căng thẳng trong công việc hay gia đình.
  • Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.
  • Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.
  • Viêm đài bể thận, viêm ruột thừa thường sẽ chuyển dạ sinh non.
  • Mẹ hút thuốc, uống rượu, chế độ sinh hoạt không lành mạnh và bị stress trầm trọng.
  • Tử cung dị dạng bẩm sinh như tử cung kém phát triển, tử cung hai sừng, tử cung hình tim, tử cung có vách ngăn bán phần...

2. Dấu hiệu sinh non như thế nào:

- Các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non dễ nhận thấy:

- Các dấu hiệu sinh non sẽ có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.

- Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.

- Vỡ ối non, nước chảy liên tục từ âm đạo sau khi màng bao quanh em bé bị vỡ.

- Dịch âm đạo bất thường như ẩm ướt có chất nhầy hoặc chút máu

- Ngoài ra một số triệu chứng giúp chẩn đoán sớm như:

  • Đau bụng dưới như sắp đến tháng
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Đau lưng âm ỉ
  • Cảm giác nặng, đau tức vùng chậu hoặc dưới bụng
  • Đau quặn bụng

è Mẹ bầu hãy chú ý đến các cơn đau hay dịch âm đạo bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời tránh sinh non nhá!

3. Các biện pháp đơn giản giúp mẹ phòng ngừa sinh non:

bien-phap-phong-sinh-non
Siêu âm thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

- Sinh non có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Theo dõi thai kỳ thường xuyên chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng sinh non, đặc biệt ở những mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc dọa đẻ non trước đó.

- Từ những yếu tố nguy cơ trên có thể dự phòng nguy cơ sinh non bằng các biện pháp phòng ngừa như:

  • Siêu âm và thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường.
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn uống đa dạng trước khi mang thai giúp có một cơ thể đủ khỏe mạnh suốt thai kỳ.
  • Mẹ có tiền sử đẻ non càng phải chú ý kĩ hơn và có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi, xử trí tốt chảy máu âm đạo trong thai kỳ.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức , căng thẳng quá độ.
  • Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất...chính là những tác nhân nguy hiểm mà mẹ đặc biệt lưu ý để tránh xa.
  • Nếu mẹ mắc bệnh lý trong thai kỳ như: Nhiễm độc thai nghén, thiếu máu, đái tháo đường... cần được kiểm soát và điều trị ổn định.
  • Không nên đi du lịch xa, tránh ngồi xe đường dài nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ nhé.
  • Chọn đồ lót thoáng, thấm hút tốt và giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận

- Chế độ vận động, dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin B9, axit folic, DHA, sắt, canxi và chất xơ. Ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, tập thể dục điều độ và vừa sức, không nên ăn quá nhiều nha.
  • Sinh hoạt tình dục nhẹ nhàng, điều độ, nếu có cảnh báo sinh non nên tránh “yêu” trong các tháng cuối của thai kỳ để giảm nguy cơ co thắt tử cung

👉 Lưu ý: Không nằm im một chỗ vì nằm im cũng không phải là một biện pháp phòng ngừa sinh non đâu nhé!

      👉 Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ trang bị đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé yêu. Phòng tránh được nguy cơ sinh non. Nếu có thắc mắc hoặc băn khoăn bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để có thể được giải đáp kịp thời từ chuyên gia nha!

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và