Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Thai 25 Tuần Tuổi

Thai 25 tuần tuổi, bụng mẹ to lên mỗi ngày, cảm giác mệt mỏi đau lưng ê ẩm ở những tuần này chính là điều chứng tỏ bé yêu đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ. Bé đang hoàn thiện hơn cả về hình dạng và chức năng. Hãy cùng theo dõi thêm về sự phát triển của con trong tuần thai thứ 25 này nhé!

thai-nhi-25-tuan-tuoi

1. Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi:

- Thai nhi 25 tuần tuổi, bé con nặng khoảng 660gr, trông bé con ngày càng mũm mĩm hơn vì bé vẫn đang trong quá trình tích mỡ dưới da.

  • Thai nhi 25 tuần tuổi cũng rất thích nhảy múa và nô đùa trong bụng mẹ, thai nhi cũng có thể nghe được giọng nói của mẹ và các âm thanh khác.
  • Thai nhi đã có dấu vân tay của riêng mình, dấu nếp gấp trong lòng bàn tay đang dần hiện ra.
  • Thính giác của bé tiếp tục phát triển và bây giờ bé có thể nghe rõ hơn giọng nói của mẹ.
  • Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.
  • Hai bàn tay của bé đã phát triển đầy đủ, bé thậm chí có thể nắm bàn tay lại.

- Thai 25 tuần tuổi bé quay đầu chưa? Thời điểm này thai nhi vẫn chưa quyết định mình sẽ chuyển tư thế nào để chuẩn bị chào đời. Đầu bé vẫn nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống. Nhưng bé sẽ thay đổi tư thế sớm thôi, đôi khi ngay vào tuần sau.

2. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

- Trong tuần thứ 25 của thai kỳ và các tuần tiếp theo, cơ thể của Mẹ tiếp tục có những thay đổi:

  • Dạ con của Mẹ phình to qua rốn, lên đến gần ngực.
  • Khoảng thời gian này, huyết áp có thể tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.
  • Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, đó là do sự phát triển của thai nhi làm tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.
  • Mẹ cũng sẽ nhận thấy thai nhi đang cử động mạnh hơn với nhiều động tác hơn, nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho những cú đá, nhào lộn và đá trong bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu phản ứng lại với âm nhạc, giọng nói và âm thanh.

3. Thai nhi 25 tuần tuổi có nên đi siêu âm không?

Thai-nhi-25-tuan-tuoi-co-nen-di-sieu-am-khong

Có nên đi siêu âm thai ở tuần thứ 25?

- Đây là một tuần khá quan trọng để mẹ có thể đi siêu âm thai định kì để kiểm tra rau thai nước ối của  bé. Tại tuần này bác sĩ sẽ đo và đánh giá lại cho mẹ:

  • Đánh giá trọng lượng thai so với tuổi thai của bé.
  • Đánh giá tình trạng tim thai, rau, ối.
  • Hẹn làm tiểu đường thai kỳ ( 1 trong 3 chỉ số cao hợn là cần phải tư vấn và điều trị -> liên hệ bác sĩ sản mà bạn đang theo)
  • HÌnh ảnh ( Tinh hoàn, mặt bé, rau, ối....)
  • Hẹn mẹ bầu lịch siêu âm ở tuần tiếp theo.

- Thai 25 tuần tuổi cần xét nghiệm gì? Đây là thời điểm chuẩn chỉ nhất để mẹ có thể làm xét nghệm tiểu đường thai kì. Nếu có làm ở tuần này thì mẹ nhớ nhịn ăn trước 8h qua bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để lấy máu 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng nhé.

4. Lời khuyên dành cho mẹ vào tuần thai thứ 25 của thai kì:

- Mẹ có thể ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin giúp đẹp da cũng như khỏe mạnh cả con lẫn mẹ nhé.

- Từ 25-28 tuần là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu xét nghiệm đường huyết, do đái tháo đường thai kì rất khó nhận biết nên mẹ nhớ đi làm kiểm tra để có một chế độ ăn uống cũng như chăm sóc thai kì thích hợp.

- Nếu Mẹ bị đau lưng trong tuần thứ 25 của thai kỳ, thử tập một tư thế kéo căng nhẹ. Bài tập này cũng có thể làm mạnh và kéo căng vùng lưng, khung chậu và các cơ đùi. Nhớ tập luyện các tư thế khi có sự hướng dẫn đúng từ các chuyên gia nhé.

- Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.

- Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm, hãy thật thoải mái tránh stress để đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ lẫn bé nha.

à Đừng quên để lại bình luận nếu ba mẹ có bất kì vấn đề hay những thắc mắc nào cần giải đáp nhé!

Thai 24 Tuần Tuổi

Thai 26 Tuần Tuổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và