Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Thai 28 Tuần Tuổi

Thai 28 tuần tuổi, mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì, đã bước được 2/3 của chặng đường rồi tưởng không nhanh mà hóa ra nhanh không tưởng. Con yêu đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất và giờ thì cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu sự phát triển của con trong tuần thai thứ 28 này nhé!

Thai-nhi-28-tuan-tuoi

1. Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi.

- Thai nhi 28 tuần tuổi, lúc này con nặng khoảng 1kg rồi và từ tuần này trở đi con sẽ có những bước tiến lớn về cân nặng và các cơ quan trong cơ thể:

  • Mắt của con vẫn đang phát triển trong giai đoạn này, con vẫn có khả năng nhìn trong trường hợp sinh non.
  • Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Các cột mốc phát triển não quan trọng đang diễn ra như các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động.
  • Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện.
  • Các cơ bắp vững chãi hơn mỗi ngày.
  • Phổi cũng đã có thể hít thở được không khí.
  • Móng tay của bé đã được hình thành đầy đủ. Vài bé phải được cắt móng tay sau vài ngày sinh vì sợ bé tự làm trầy mặt mình.
  • Làn da của con qua siêu âm ngày càng mịn màng và rõ nét do các lớp mỡ dưới da vẫn đang tiếp tục phát triển.
  • Bé con liên tục đạp, xoay sở, mút ngón tay.. trong bụng mẹ.

- Thai 28 tuần ngôi đầu là sao? Tức phần lớn thời gian đầu bé sẽ hướng xuống và chân hướng lên, điều này giúp thuận lợi cho mẹ sinh thường, nếu con đang ngôi ngược thì có thể bé sẽ xoay lại sở lại trong 1 vài tuần tới. Mặc dù bé vẫn vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung, điều này có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ, vì bé sẽ gây sức ép lên cơ hoành mỗi khi bé duỗi chân, thậm chí làm chứng ợ nóng có sẵn của mẹ nặng thêm.

- Thai 28 tuần là mấy tháng? Thì mẹ đang ở tháng thứ 7 của thai kì nha!

2. Thai 28 tuần có cần siêu âm 4d không?

Hinh-anh-sieu-am-thai-28-tuan
Hình ảnh siêu âm thai 28 tuần

- Vào tuần thai này, thường thì mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm 2D thôi mẹ nhé, nếu có bất kì bất thường hay mẹ muốn kiểm tra kĩ hơn cũng có thể siêu âm 4D nha! Siêu âm vào tuần thai thứ 28 bác sĩ sẽ nói cho mẹ biết:

  • Đánh giá trọng lượng thai.
  • Đánh giá tình trạng tim thai, rau, ối.
  • Làm tiểu đường thai kỳ ( 1 trong 3 chỉ số cao hợn là cần phải tư vấn và điều trị -> liên hệ bác sĩ)
  • Tiêm nốt nũi uốn ván 2 đối với thai lần đầu, và là lần duy nhất với thai lần 2 hoặc 3.
  • Chụp mặt bé, tinh hoàn,..
  • Xem tinh hoàn của con đã xuống chưa.
  • Hẹn lịch siêu âm cho mẹ vào lần tới.

3. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 28:

- Các cơn co thắt: Giai đoạn này mẹ có thể gặp những cơn co thắt và cơn gò làm mẹ khó chịu. Điều này do đầu bé ngày càng di chuyển xuống dưới vùng cương chậu gây áp lực lên các cơ chằng bụng dưới.

- Da của Mẹ căng giãn trong thời gian mang thai, các vết rạn có thể xuất hiện ở trên da. Các đường rạn da ban đầu có màu đỏ, tím, hồng có thể xuất hiện trên vùng bụng, hai bầu ngực, cánh tay, hông, đùi, hoặc ở phía sau.

- Việc Mẹ bị hoặc không bị các vết rạn da tùy thuộc nhiều vào yếu tố di truyền hơn là các yếu tố khác. Sau khi sinh em bé, các vết rạn da này có thể sẽ mờ dần thành các đường màu trắng, trắng xám hoặc bạc nhưng sẽ không biết mất hoàn toàn sau khi sinh.

- Ngoài ra còn có 1 số biểu hiện hay gặp như:

  • Chuột rút.
  • Mất ngủ
  • Đau lưng
  • Tiểu nhiều hơn do bé chèn ép lên bàng quang của mẹ.

4. Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ trong tuần thai thứ 28:

- Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, mẹ sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt.

- Thời điểm này xương của bé đang hấp thụ rất nhiều canxi, hãy nhớ uống sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương phát triển cứng cáp!

- Hãy lập danh sách các câu hỏi Mẹ "thắc mắc" khi đi khám thai vì có thể Mẹ sẽ quên những điều quan trọng khi gặp bác sĩ.

- Uống nhiều nước giúp mẹ có thể duy trì lượng nước ối ổn định của con cũng như đẹp da và chống táo bón nhé!

- Mẹ cần tập luyện thể dục chậm và nhẹ nhàng, vì an toàn là ưu tiên hàng đầu.

à Chúc mừng mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt thứ 2 và bước sang tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì, 2 mẹ con hãy thật khỏe mạnh và mẹ cùng chào đón ngày con yêu ra đời nhé, share ngay bài viết về tường để bạn bè cùng cập nhật kiến thức hữu ích khi mang thai và chăm bé nhé!

Thai 27 Tuần Tuổi

Thai 29 Tuần Tuổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và