Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...

Thai 33 Tuần Tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi, thai nhi vẫn đang có những bước tiến ổn định về cân nặng cũng như các bộ phận trên cơ thể. Đối với mẹ thì những cơn mất ngủ đêm vẫn đang kéo đến và có thể mất ngủ nhiều hơn nữa ở những tuần cuối của thai kì. Giờ thì cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi và sự thay đổi của mẹ nhé!

thai-nhi-33-tuan-tuổi

1. Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

- Thai nhi 33 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu? Ở tuần thai này thì con nặng khoảng 1900gr rồi mẹ ơi, mẹ có thấy con lớn ngày càng nhanh vào những tuần cuối không ạ?

  • Phổi bé cũng tiếp tục phát triển
  • Bé cưng ngày càng nhạy cảm với ánh sáng xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng hơn của mẹ, đôi mắt buồn ngủ khi trời tối và lóe sáng khi trời sáng. Đây là những bài học đầu tiên của bé về việc học hỏi sự khác biệt giữa đêm và ngày.
  • Nhưng bây giờ nước ối đã ở mức cao nhất và em bé thì chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung. Kết quả là những cú móc trái và đá karate sẽ gây khó chịu hơn cho mẹ.
  • Con lúc này vẫn đang bận rộn phát triển hệ thống miễn dịch độc lập, phần lớn nhờ vào các kháng thể mà mẹ cung cấp qua nhau thai.
  • Xương con ngày càng cứng cáp hơn, tuy nhiên hộp sọ vẫn mềm mại và linh hoạt vì lúc này não cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng được sinh ra ngoài.

--> PS: Nếu chẳng may bé con ra đời sớm ngay trong tuần này thì mẹ đừng lo, con sẽ cố thật tốt để lớn lên cùng ba mẹ.

2. Sự thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 33:

- Giãn tĩnh mạch: Nếu mẹ bầu lo lắng rằng chứng giãn tĩnh mạch làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây đau thì có thể yên tâm. Vì nếu bạn không có biểu hiện này trước khi bạn có thai, nó sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh con.

- Thai 33 tuần ngôi chưa thuận: Nếu thai nhi 33 tuần tuổi vẫn còn đang nằm ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.

- Ngực của bạn sẽ trở nên nặng nề hơn vào những tuần cuối thai kỳ để chuẩn bị thật tốt sữa lúc con chào đời.

- Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, trong trường hợp bạn bị đau ngực và khó thở khi mang thai, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay. 

- Mất ngủ: Khi thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu lúc nửa đêm, bị “chuột rút” ở chân, ợ nóng và bụng to như quả bóng rổ… Những hiện tượng này dễ khiến bạn gặp triệu chứng mất ngủ.

3. Có nên siêu âm thai ở tuần 33?

hinh-anh-sieu-am-thai-33-tuan-tuoi
Hình ảnh siêu âm thai 32 tuần tuổi

- Thai 33 tuần tuổi, một tuần rất đáng mong ngóng khi mẹ đi siêu âm để kiểm tra dị tật cũng như hình thái của con. Nếu ở tuần thai thứ 32 mẹ chưa làm siêu âm 4D thì hãy làm ngay nha, đây là 1 trong 3 mốc quan trọng nhất mà mẹ nên làm siêu âm 4D tầm soát dị tật thai. Bác sĩ sẽ:

  • Đánh giá lại tổng thể hình thái thai nhi , khẳng định các đị tật. Ngôi thai (Tư vấn ngôi thai)
  • Xác định trọng lương thai (Thai nhỏ, chậm tăng trưởng, tư vấn đinh dưỡng, tư vấn sinh tại BVBĐ, tư vấn và phân tích kết quả HSS.
  • Đánh giá tình trạng nưới ối (Tư vấn để giữ ối đủ)
  • Đánh giá tình trạng bánh rau (Tư vấn dinh dưỡng)
  • Đánh giá dây rau, quấn cổ, sa dây rau đối với ngôi ngược. Tình trạng dây rau bám nép, bám màng, rau bong non.
  • Khám thai, đo huyết áp, xn nước tiểu, đánh giá tình trạng phù (nhiễm độc thai nghén).
  • Hẹn lịch khám lại sau cho mẹ (Mục đích đánh giá cân năng, tim thai, nước ối và theo dõi các bất thường cũ nếu có).

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 33:

- Để giảm thiểu tình trạng ợ nóng, mất ngủ,.. mẹ bầu thử tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ… Bạn cũng có  thể nhờ người nhà massage để thư giãn, hoặc đọc một quyển sách, nghe một đoạn nhạc êm dịu để giấc ngủ tới dễ dàng hơn.

- Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần, mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp mẹ cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà.

- Giai đoạn thai nhi 33 tuần tuổi này mẹ bầu nên tăng khẩu phần ăn với nhiều loại trái cây và rau khác nhau để tăng cường chất xơ, chống táo bón. Cũng phải lưu ý rằng, một chế độ ăn uống giàu chất xơ chỉ phát huy hiệu quả tối đa nhất khi bạn uống nhiều nước. Nhớ đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày các mẹ nhé!

- Nếu bạn thấy hoa mắt chóng mặt thường xuyên trong giai đoạn này, đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu chất sắt và một số vitamin cần thiết. Do đó hãy bổ sung lượng sắt cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, gan, khoai tây…

- Một số các biểu hiện như đau nhức, tê buốt cổ tay, cổ chân… cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu canxi. Bạn cũng có thể bù đắp thêm một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như tôm, tép nhỏ ăn cả vỏ, đỗ, trứng, sữa…-

à Hãy nghe cơ thể phản hồi để mẹ có một thai kì đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé con trong bụng nhé, share ngay bài viết hữu ích này đến người thân yêu nào!

Thai 32 Tuần Tuổi

Thai 34 Tuần Tuổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ...

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư...

Thai Quá Ngày Dự Sinh Có Nguy Hiểm Không và Hướng Xử Lý Cho Mẹ Bầu!

Mang thai 40 tuần tức là 9 tháng 10 ngày mẹ luôn mong ngóng được gặp con., nhưng không phải trường hợp nào cũng được suôn sẻ gặp con đúng lịch, vậy quá ngày dự sinh có nguy hiểm không và xử trí như thế nào thì hãy cùng mang thai khoe manh theo dõi ngay bài viết dưới đây Mẹ nhé! 1. Thai quá ngày dự sinh là gì? - Thông   thường một thai phát triển bình thường thì thời gian mang thai sẽ dao động trong khoảng thời gian từ   37 đến 41 tuần, trong khoảng thời gian này, em bé sinh ra được gọi là một trẻ sơ sinh đủ tháng. - Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng. - Ngày dự sinh chính xác nhất bác sĩ sẽ nói cho mẹ khi siêu âm ở tuần thứ 12 của thai kì, và ngày dự sinh đó sẽ đi theo mẹ đến hết 40 tuần thai và không thay đổi. 2. Tới ngày dự sinh mà chưa sinh thì nguyên nhân...

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và ...

Tiền Sản Giật Trong Thai kỳ và Những Điều Mẹ Bầu cần biết!

Mỗi ngày con lớn lên trong bụng mẹ là điều vô cùng hạnh phúc và vui sướng, nhưng không vì thế mà mẹ mất cảnh giác với những khác thường của cơ thể về tiền sản giật trong thai kỳ đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì TSG xảy ra trên 2–8% số các bà mẹ mang thai. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng của tiền sản giật dưới đây để đảm bảo sức mạnh của mẹ lẫn bé nhé! 1. Tìm hiểu về tiền sản giật thai kì - Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý sản khoa hết sức nghiêm trọng thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ tuần thứ 21 trở đi) đi kèm với những dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là gan và thận, phổi. Tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc huyết áp tăng cao khi mang thai. - Dấu hiệu thường gặp khi bị tiền sản giật: + Thường bệnh biểu hiện gồm 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù. + Nhưng đôi khi tiền ...