Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...

Thai 16 Tuần Tuổi

Thai nhi 16 tuần tuổi, đây là thời điểm mà mẹ có những niềm vui thú lớn khi có thể cảm nhận được cử động của bé yêu một cách rõ nét hơn. Cùng mang thai khỏe mạnh theo dõi sự phát triển của con trong tuần này nhé!

thai-16-tuan-tuoi

1. Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi.

Thai nhi 16 tuần tuổi bé trông giống một trái bơ, nặng khoảng 140gr và dài tầm 12cm. Một số bộ phận của con có sự thay đổi:

- Tim của con bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể và lượng máu này tiếp tục tăng sau đó.

- Tay chân bắt đầu cử động:– Mắt bé bắt đầu di chuyển: Bước sang tuần thai thứ 16, mắt bé đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu. Ngoài ra, mắt bé cũng có thể hoạt động từ bên này sang bên kia mặc dù mí vẫn nhắm.

- Con đã ngày càng có biểu cảm hơn rồi, khi đi siêu âm lúc bác sĩ cho xem mặt con mẹ có thể nhìn thấy con ngáp hoặc mút tay đấy.

- Thai 16 tuần tuổi đã “máy” chưa: Đây chính là thời kì mà tất cả các bộ phận của con đã bắt đầu hoàn thiện, Lúc này xương bé đã chắc hơn, chân tay phát triển cứng cáp và dài hơn, thậm chí móng tay của bé cũng đã bắt bắt đầu mọc, các phản xạ ở tay chân đã được hình thành vì thế mẹ dễ cảm nhận được thai máy từ tuần này, đôi khi những mẹ mang thai lần đầu cộng thêm rau bám mặt trước thì sẽ cảm nhận thai máy kém hơn các Mẹ khác.

2. Thai nhi 16 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa.

Khi thai 15 tuần, ở tuần thai này thì cơ quan sinh dục đã rõ nét bác sĩ đã có thể xác định giới tính của bé. Ngoài ra, thời điểm bác sĩ có thể tiết lộ giới tính thai nhi có thể trễ hơn, tùy theo quy định của bệnh viện và luật hiện hành.

Nếu bạn siêu âm ở các phòng khám sản uy tín thì sẽ được biết giới tính sớm nhất có thể, từ lúc bác sĩ có thể nhìn ra được giới tính của con thì sẽ báo cho mẹ ngay.

3. Tuần thai thứ 16 mẹ bầu thay đổi ra sao?

Tuần này bụng mẹ cảm thấy chộn rộn khi thai nhi đang cố đá, duỗi chân vào bụng mẹ. Tuy nhiên, những cú đạp đầu tiên của bé thường rất nhẹ và khó phát hiện, nhất là đối với mẹ bầu mang thai lần đầu.

  • Lúc này, cơ thể mẹ có thể xuất những vết rạn da ở vùng bụng, đùi, bầu vú. Da mẹ bầu cũng có thể trở nên khô hơn bình thường. Do đó, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân và kem chống rạn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại kem bạn định dùng để đảm bảo rằng nó an toàn cho cả hai mẹ con.
  • Ngực phát triển to lên: đây là một hiện tượng hết sức bình thường, đây là bước chuẩn bị để mẹ có sữa sau sinh.
  • Táo bón: Tử cung to lên gây áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ để làm giảm tình trạng này nhé.
  • Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Mẹ nhớ bổ sung canxi đầy đủ, tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
  • Chảy máu chân răng: Mẹ hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn để hạn chế điều này.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Điều này là do nội tiết của mẹ khi mang thai, nếu dịch tiết có mùi hôi ngứa ngáy thì mẹ nhớ đi khám phụ khoa phòng ngừa viêm nhiễm nhé!
  • Suy tĩnh mạch

4. Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần thứ 16

thai-nhi-16-tuan-tuoi-tap-yoga
Tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa

Tuần thứ 16 của thai kỳ, cơ thể mẹ và em bé có nhiều thay đổi, mẹ phải học cách thích ứng với những thay đổi này. Để đảm bảo cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện một vài biện pháp sau:

+ Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch: Tình trạng này thường hay gặp phải ở mẹ bầu nhưng mẹ có thể hạn chế bằng cách đừng nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ, đi lại nhẹ nhàng nằm kê cao chân lên gối nhé.

+ Chế độ ăn cho bà bầu: Vẫn không có gì thay đổi nhiều tuy nhiên mẹ phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chia lượng ăn thành nhiều bữa trong ngày vì khi có bầu mình dễ đói hơn trước. Ăn chín uống sôi và tốt nhất là tự ăn ở nhà, hạn chế hàng quán vỉa hè.

+ Tập thể dục: Những bài thể dục đi lại hoặc những bài tập yoga đúng kĩ thuật luôn là lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn, sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và có một sức khỏe tốt theo con đến hết thời gian mang bầu.

  è Đừng quên đăng kí kênh để có thể cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích nha!

    Thai 15 Tuần Tuổi

    Thai 17 Tuần Tuổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ...

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư...

Thai Quá Ngày Dự Sinh Có Nguy Hiểm Không và Hướng Xử Lý Cho Mẹ Bầu!

Mang thai 40 tuần tức là 9 tháng 10 ngày mẹ luôn mong ngóng được gặp con., nhưng không phải trường hợp nào cũng được suôn sẻ gặp con đúng lịch, vậy quá ngày dự sinh có nguy hiểm không và xử trí như thế nào thì hãy cùng mang thai khoe manh theo dõi ngay bài viết dưới đây Mẹ nhé! 1. Thai quá ngày dự sinh là gì? - Thông   thường một thai phát triển bình thường thì thời gian mang thai sẽ dao động trong khoảng thời gian từ   37 đến 41 tuần, trong khoảng thời gian này, em bé sinh ra được gọi là một trẻ sơ sinh đủ tháng. - Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng. - Ngày dự sinh chính xác nhất bác sĩ sẽ nói cho mẹ khi siêu âm ở tuần thứ 12 của thai kì, và ngày dự sinh đó sẽ đi theo mẹ đến hết 40 tuần thai và không thay đổi. 2. Tới ngày dự sinh mà chưa sinh thì nguyên nhân...

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và ...

Tiền Sản Giật Trong Thai kỳ và Những Điều Mẹ Bầu cần biết!

Mỗi ngày con lớn lên trong bụng mẹ là điều vô cùng hạnh phúc và vui sướng, nhưng không vì thế mà mẹ mất cảnh giác với những khác thường của cơ thể về tiền sản giật trong thai kỳ đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì TSG xảy ra trên 2–8% số các bà mẹ mang thai. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng của tiền sản giật dưới đây để đảm bảo sức mạnh của mẹ lẫn bé nhé! 1. Tìm hiểu về tiền sản giật thai kì - Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý sản khoa hết sức nghiêm trọng thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ tuần thứ 21 trở đi) đi kèm với những dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là gan và thận, phổi. Tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc huyết áp tăng cao khi mang thai. - Dấu hiệu thường gặp khi bị tiền sản giật: + Thường bệnh biểu hiện gồm 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù. + Nhưng đôi khi tiền ...