Thai nhi 17 tuần tuổi, mẹ đã đi được một khoảng thời gian khá dài rồi. Cơ thể mẹ đang thay đổi dần để thích ứng với sự có mặt của bé, mẹ có thể thấy bụng bầu chưa lộ rõ, nhưng đừng lo, hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng và siêu âm đầy đủ để có một thai kì thành công và khỏe mạnh nhé. Hãy cùng mangthai khỏe mạnh tìm hiểu sự phát triển của con trong tuần thai này nào.
1. Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi.
- Thai 17 tuần tuổi nặng bao nhiêu? đây luôn là những thắc
mắc mà các mẹ quan tâm mỗi ngày khi con lớn dần nên, ở tuần thai thứ 17 này thì
trung bình con sẽ nặng 140gr và dài khoảng 13cm, đây gần như sẽ là lần cuối
cùng mà bác sĩ có thể đo được cho mẹ chỉ số Crl – chiều dài đầu mông cho con vì
lúc này con đã khá to rồi, không gian chật chội nên không đo được nữa.
- Tuần này thì các bộ phận trên cơ thể con đã có sự thay đổi
nhất định:
- Từ tuần này có thể bé con sẽ ngủ nhiều hơn, nhưng về đêm nếu mẹ tỉnh đúng lúc có thể cảm nhận được thai máy đó nha, những cú đạp của con ở tuần thai này có vẻ vẫn khá nhẹ nhàng J
- Con đã bắt đầu nuốt dịch ối và thận của con đã hoạt động giúp con tiểu ra.
- Thính giác đang hoạt động nên mẹ hãy chăm chỉ trò chuyện với con nhé!
- Cơ quan sinh dục đã hình thành: Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.
- Cơ thể của con đầu, chân, tay rắn chắc hơn do xương ngày một phát triển và cứng cáp hơn.
--> Để có thể theo dõi con một cách chính xác nhất thì mẹ hãy đi
siêu âm và đặt những câu hỏi cho bác sĩ nhé!
2. Thai 17 tuần tuổi có nên siêu âm không?
Đây là một tuần thai khá quan trọng để theo dõi bé con, vậy
bác sĩ sẽ nói gì ở tuần thai này:
+ Xác định chính xác giới tính.
+ Trọng lượng thai (Phát triển của thai so với tuổi thai)
+ Xác định các dị tật về hệ vận động, bàn chân, tau khoèo, vẹo,
và các xương tứ chi, bàn ngón tay (thừa, thiếu ngón)
+ Đánh giá lại vị trí bám bánh rau (với nhứng rau bám thấp ,
mép , tiền đạo bán trung tâm, trung tâm, rau có bám vị trí vết mổ không).
+ Đo nhịp tim thai (Nhịp tim thai giảm dần so với tuần thai
tuần 12)
+ Đo chiều dài cổ tử cung (với trừơng hợp nghi ngờ hoặc đã từng
sảy thai do thai thấp, tụt, thai IVF).
+ Đo chiều dài đầu mông (Đây là lần cuối đo được), làm căn cớ
để xét nghiêm Triptets nếu chưa làm Double test.
+ Chỉ định chọc ối hay làm NIP với các trường hợp có nguy cơ
cao khí làm Double test.
è
Ngoài ra nếu mẹ có lịch hẹn của bác sĩ mà mình
tin tưởng rồi thì hãy đi siêu âm thai kiểm tra theo lịch hẹn nhé!
3. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
- Tuy đã vượt qua giai đoạn ốm nghén nhưng mang bầu khến mẹ
dễ mệt mỏi hơn so với bình thường, vì vậy yêu cầu về giấc ngủ khá quan trọng,
hãy chợp mắt một chút vào buổi trưa sẽ giúp mẹ thư thái hơn đến cuối ngày.
- Huyết áp sẽ thấp hơn sẽ với lúc chưa bầu nên mẹ tránh đứng lên, ngồi xuống quá lâu ở 1 tư thế nếu không sẽ dễ hoa mắt chóng mặt.
- Những vết rạn da có thể bắt đầu xuất hiện tùy vào cơ địa của mẹ, hãy chăm chỉ bôi kem chống rạn khi đã hỏi qua bác sĩ về độ an toàn nhé!
- Thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi nhiều: Yên tâm nhé mẹ, đây là phản ứng bình thường khi mẹ mang bầu
- Đi tiểu nhiều hơn: Do tử cung to lên gây sức ép lên bàng quang của mẹ làm mẹ đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là về đêm.
4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho Mẹ!
- Mẹ hãy ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như: Thực phẩm giàu đạm,
nhóm thực phẩm giàu sắt, canxi, dha,… để cân bằng dinh dưỡng nhé, nhiều mẹ bầu
do không ăn uống được nên con có thể cân nặng của con nhỏ hơn so với tuổi thai.
- Tập thể dục nhẹ nhàng luôn là lời khuyên của bác sĩ, mẹ
cũng phải tránh làm những việc quá lao lực nha!
- Trò chuyện và cho con nghe những bài nhạc thai giáo, cũng
như mẹ phải giữ một tâm trạng thoải mái, bớt lo âu thì con mới phát triển tốt
được.
à
Share ngay bài viết về trang cá nhân để cùng chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến
thức mang thai đầy bổ ích nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét