Chuyển đến nội dung chính

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Thai 38 Tuần Tuổi

Thai nhi 38 tuần thuổi, đây là giai đoạn mà mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào và mẹ nhớ để ý kĩ các dấu hiệu đến với mình để có thể xử lý kịp thời nhé. Và giờ hãy cùng dõi theo sự phát triển tuần này của bé con nào.

thai-nhi-38-tuan-tuoi

1. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi.

- Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu? Câu hỏi mà các mẹ thường mong ngóng, vào tuần này thì bé con nặng khoảng 3kg nha mẹ. Lớp mỡ chiếm phần lớn trong khối lượng cơ thể của thai nhi, có tác dụng giữ ấm cho bé sau khi bé được sinh ra ở môi trường bên ngoài.

  • Lớp sáp bã nhờn quanh cơ thể con đã biến mất thay vào đó đang là lớp lông tơ mịn màng bao phủ toàn bộ bé giúp giữ ấm và lớp lông này đang rụng dần đi để bước ra ngoài thế giới.
  • Móng chân bé đang mọc dài ra và sắp chạm đến đầu ngón chân rồi.
  • Các dây thanh âm cũng phát triển hơn trước để chuẩn bị cho tiếng khóc đầu tiên của bé khi ra đời cũng như dùng để giao tiếp với ba mẹ khi mới sinh ra.
  • Phổi của bé con vẫn tiếp tục hoàn thiện và sản xuất các chất có hoạt tính bề mặt giúp cho phổi không bị xẹp khi thở, chúng luôn được gắn chặt với nhau.
  • Não của thai nhi vẫn đang phát triển ngày một phức tạp, tạo ra những rãnh sâu, hay còn gọi là nếp nhăn, và tăng thêm diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh.
  • Nhau thai: Đã dần sắp không còn tác dụng, sau khi ra khỏi bụng mẹ, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng cho con.
  • Các chức năng khứu giác, thị giác và thính giác đã hoàn thiện và con có thể nhận biết thế giới bên ngoài bằng âm thanh của mẹ.

- Thai 38 tuần mổ được chưa? Ở tuần thai thứ 38, bé đã vừa đủ tháng và sẵn sàng tồn tại độc lập với cơ thể người mẹ. Vì vậy, đáp án của câu hỏi thai 38 tuần mổ được chưa là có thể được. Nhưng mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Nếu bác sĩ xét các yếu tố và đánh giá mẹ có thể phẫu thuật lấy thai thì mới được thực hiện.

2. Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 38 tuần tuổi.

- Bạn sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt khi mang thai tuần 38, giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.

- Thai nhi 38 tuần có thể con đã tụt xuống sâu hơn cùng lúc càng tác động lên bàng quang của mẹ gây ra những cơn són tiểu và mẹ cũng thấy nặng nề, khó chịu hơn.

- Sự chèn ép của thai nhi ở vùng bụng dưới có thể gây ra không ít khó chịu. Bên cạnh đó, cơn gò sinh lý xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến cho bà bầu 38 tuần đau bụng dưới.

- Ngứa bụng: Bụng to và da căng cứng dễ gây ra tình trạng da khô ngứa do mất đi độ ẩm.

- Mất ngủ: Là điều thường gặp ở các mẹ bầu trong những tuần thai cuối này, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ và một trong số đó là mẹ đang khá căng thẳng và lo lắng chờ chuyển dạ.

- Ở những tuần này ngực căng lên và đôi khi rò rỉ chút sữa non, đây là cách cơ thể mẹ biến đổi chờ đợi con ra đời.

3. Thai 38 tuần tuổi mẹ có nên đi siêu âm không?

hinh-anh-sieu-am-thai-38-tuan-tuoi
Hình-ảnh-siêu-âm-thai-39-tuan-tuoi

- Trong giai đoạn này, bạn cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của bạn cũng như của em bé, và lịch siêu âm ngắn hay dài tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

- Ngoài ra, ở ba tháng cuối, khi đi khám thai định kỳ, bạn còn được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, xử lý kịp thời các bất thường xảy ra, ngăn ngừa chuyển dạ sinh non. Bên cạnh đó bác sĩ cần kiểm tra tim thai thường xuyên hơn để bảo đảm thai nhi luôn trong tình trạng khỏe mạnh, không bị suy thai cũng như khám thai để tìm các dấu hiệu gợi ý chuyển dạ sinh. Vì thế “có nên khám thai vào tuần 38 không?” Thì việc khám thai trong thời điểm này là hết sức cần thiết bạn nhé.

4. Lưu ý dành cho mẹ bầu 38 tuần tuổi.

- Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì thế bất cứ dấu hiệu bất thường nào mẹ phải đi khám ngay lập tức nhé:

  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

- Chuẩn bị đồ đi sinh và giấy ờ ngay đi nào, đừng để nước đến chân mới nhảy nhé, từ 38 tuần trở đi mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào rồi đó. Nếu bạn có ý định cho con bú thì nhớ mặc đồ rộng rãi phía trên nha, mẹ nên mua 2-3 bộ đồ sau sinh.

- Nếu bạn không định cho con bú, bạn cần chuẩn bị các vật dụng và công thức riêng. Hãy xác nhận lại với bệnh viện bạn cần sắp xếp những gì có thể để rửa và vệ sinh núm vú cao su cho con bạn.

- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền sẽ giúp mẹ dễ đẻ hơn và có sức hơn khi sinh.

à Thời gian sinh đã sắp đến rồi, đừng chủ quan nha mẹ, chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh đợi ngày sinh nhé. Share ngay bài viết nào!

Thai 37 Tuần Tuổi

Thai 39 Tuần Tuổi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Để vào Con không vào Mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kì luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Luôn có những cu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ? Ăn gì để con tăng cân? Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào để con phát triển tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt không vào mẹ thì hãy theo dõi bài viết đây nhé. Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho bà bầu 1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai: - Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… - Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau: Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim. Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi. Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đ

Vì sao khi muốn sinh con tại Bệnh viện Bưu Điện, Mẹ Bầu lại muốn chăm sóc Thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân?

Đã từ nhiều năm nay, Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy cho các Mẹ Bầu muốn sinh con, bởi chất lượng trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và đặc biệt là thái độ của các cán bộ y tế: chuyên cần, niềm nở, chu đáo. Các sản phụ đến với bệnh viện không chỉ trên các địa bàn Hà Nội, mà còn từ rất nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta, đó là một động lực cho toàn thể các cán bộ y tế luôn luôn không ngừng thúc đẩy nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ phục vụ cho nhân dân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân có thể coi là một "cánh tay nối dài" của Bệnh viện Bưu Điện. 6 lợi ích thiết thực khi đến khám, siêu âm và chăm sóc thai tại phòng khám 116 Nguyễn Lân. Phòng khám 116 Nguyễn Lân cũng ra đời với mục tiêu mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ có kế hoạch sinh con tại bệnh viện Bưu Điện. Một số các lợi ích mà Phòng khám 116 Nguyễn Lân đã giúp các bà mẹ trong nhiều năm qua như sau: - Giúp các bà mẹ khó khăn sắp xếp lịch khám trong gi

Tại Sao Mang Bầu Lại Đau Lưng và Top 3 Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Cho Bà Bầu!

Khi mang bầu, đặc biệt là càng về những tuần cuối của thai khi thì những cơn đau lưng càng kéo đến gây đau nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng này là gì và có cách gì để giảm thậm chí là hết đau không thì hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu ngay dưới bài viết này nha mẹ. Tại sao mang bầu lại đau lưng? Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân. Theo một thống kê cho thấy 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn. - Do hormon thay đổi: Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm giảm liên kết của các các khớp xư

6 Dấu hiệu Chuyển Dạ sắp sinh mà Mẹ Bầu không thể bỏ qua!

Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t

Thai Nhi Mấy Tuần thì Thấy Tim Thai, Mẹ đã cảm nhận được?

Ngay khoảnh khắc mẹ biết đến sự tồn tại của Con thì điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mẹ là thai nhi mấy tuần thì có tim thai. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy con đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Vậy mẹ nên siêu âm vào tuần thứ mấy để nghe được nhịp tim của bé con, cùng theo dõi dưới bài viết sau đây nhé. 1. Khi nào thì con có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì có tim thai - Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. - Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần 6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn. - Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và