Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...
Chúng ta thường nghe về "Cắt tầng sinh môn" / "Rạch tầng sinh môn" trong khi sinh con, vậy tầng sinh môn là gì? vai trò của tầng sinh môn đối với cơ thể và trong khi sinh nở là gì? Dưới đây là những điều chị em nên biết về tầng sinh môn để hiểu hơn về bộ phận này nhé 1.Tầng sinh môn là gì? Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể của phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Nếu bộ phận sinh dục nam nằm ở bên ngoài thì bộ phận sinh dục nữ nằm khuất phía dưới, được che khuất bởi phần trên hai đùi. Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Cấu tạo tầng sinh môn gồm 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng. - Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu. - Tầng giữa: Gồm cơ ng...