Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...
Thai nhi 34 tuần tuổi, mẹ đang bước vào tháng thứ 8 của thai kì với một tâm thế hết sức mong ngóng và chờ đợi. Thai 34 tuần cân nặng bao nhiêu? Thai 34 tuần bị gò,… những câu hỏi mà mẹ thắc mắc trong tuần này cũng như sự phát triển của con hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu nhé bạn. 1. Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi. - Thai nhi 34 tuần tuổi, bé con đã nặng khoảng 2150gr rồi mẹ nhé, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên. Thận và gan đã phát triển. Lớp nhờn bảo vệ da của thai nhi trong giai đoạn thai 34 tuần sẽ trở nên dày hơn trong khi lông tơ gần như hoàn toàn biến mất. Móng tay của thiên thần nhỏ cũng bắt đầu dài hơn và chạm đến đầu ngón tay. Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có th...