Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhau Bám Thấp Nguy Hiểm Không và Một Số Thắc Mắc Thường Gặp.

Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t

Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 Chính Thức đối với Người Lao Động và Học Sinh cả nước.

Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 đang đến rất gần rồi Bạn ơi. Tết 2021 này, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ tết 2021 chính thức? Hãy cùng mangthaikhoemanh tham khảo lịch nghỉ Tết nguyên đán mới nhất dành cho người lao động và học sinh trên toàn quốc sau đây nhé! 1. Lịch nghỉ tết âm lịch 2021 cho người lao động. - Đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: Do ngày Mùng 2 và Mùng 3 Tết (tức ngày 13 đến 14-2-2021 Dương lịch) trùng vào thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần, công chức, viên chức sẽ nghỉ bù vào ngày Mùng 4 và Mùng 5 tết (tức ngày 15 đến-16-2-2021 Dương lịch). à Như vậy, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021, công chức, viên chức: Nghỉ liền 07 ngày liên tục, từ thứ Tư ngày 10/02/2021 đến hết thứ Ba ngày 16/02/2021 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). - Đối với người lao động thuộc những đối tượng còn lại, người sử dụng lao

7 Nguyên Nhân Chính gây VÔ SINH ở Nam Giới và Biện Pháp Phòng Tránh Cho Bạn

Vô sinh là tình trạng khá phổ biến ngày nay ở các cặp vợ chồng trẻ sau vài năm chung sống không có con trong khi hai vợ chồng đều không thực hiện bất kì biện pháp tránh thai nào. Có khoảng 40% trường hợp vô sinh có nguyên nhân là do người chồng, 40% có nguyên nhân ở người vợ và 20% là do cả hai. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới, cả nhà hãy cùng theo dõi nhé! PHÂN LOẠI : Vô sinh được chia làm 2 loại: - Vô sinh nam nguyên phát: Đây là tình trạng mà vợ chồng chưa từng sinh con và không sử dụng bất kì biện pháp phòng tránh nào khác. - Vô sinh nam thứ phát: Đây là trường hợp cặp vợ chồng đã sinh con ít nhất 1 đến hơn 2 lần hoặc có thai nhưng động thai, sảy thai, nạo phá thai. Tuy không sử dụng bất kì biện pháp phòng tránh nào khác nhưng không thể có con. 7 nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới: 1. Do chất lượng tinh trùng: Khoảng 13% đến 50% trường hợp vô sinh là do yếu tố từ nam giới như lượng tinh trùng thấp, hình dạng hoặc sự chuyển động bất

Sinh Non và Các Biện Pháp Giúp Phòng Tránh Sinh Non mà Mẹ Bầu phải biết!

Một em bé sau khi ra đời được gọi là sinh non khi bé chào đời từ khoảng 28 tuần tuổi đến trước khi đủ 37 tuần của thai kỳ. Do thời điểm này bé chưa phát triển toàn diện nên dễ gặp phải các vấn đề như: nhẹ cân, suy hô hấp, các khuyết tật cơ thể, bại não… những di chứng này có thể theo con đến suốt cuộc đời. Vậy mẹ bầu làm gì để tránh sinh non? Nguyên nhân gây ra sinh non là gì? Hãy tìm hiểu thêm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non: Sinh non là vấn đề luôn được quan tâm ở các mẹ bầu, theo ước tính có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại là: 1.1 Các yếu tố từ thai nhi Ối vỡ non: Trong đó có 10% là các cuộc chuyển dạ đủ tháng và khoảng 30% các cuộc chuyển dạ sinh non. Đa ối: Có khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non. Nhau tiền đạo, nhau bong non. Thiểu năng nhau, thai chậm tăng trưởng: Làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non. Song hay đa thai: Càng nhiều thai thì

Thai 40 Tuần Tuổi

Thai nhi 40 tuần tuổi, con đã rất sẵn sàng để vượt cạn rồi mẹ nha, mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi gò nhiều. Em bé lúc này đã trưởng thành đầy đủ, sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh thật sự và tuần này con có lớn thêm gì không? Cùng tìm hiểu nha Mom. 1. Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi. Ở tuần thai 40 thì bé nặng khoảng 3400gr nếu phát triển đúng tiến độ trong thai kì, thông thường thì các con lớn hay bé phụ thuộc rất nhiều vào thể chất cũng như chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng từ mẹ. - Ở thời điểm này, bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo. - Lúc con sinh ra sẽ không xinh đẹp như mẹ tưởng đâu nha, khá nhăn nheo và thật khác lạ. Trẻ sơ sinh khi vừa ra đời thường có đầu bị biến dạng tạm thời và có thể được bao phủ bởi màng nhầy và máu. Da của bé có thể bị đổi màu, khô nẻ và phát ban. 2. Thai 40 tuần mẹ thay đổ

Thai 39 Tuần Tuổi

Thai nhi 39 tuần tuổi, vào thời điểm này thai nhi đã được tính là đủ tháng nên mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào vì thế mẹ nên lưu ý tới những thay đổi bất thường ở mẹ và bé để có hướng giải quyết kịp thời nhé. Nếu mẹ chưa chuyển dạ vào tuần thai thứ 39 thì hãy cùng theo dõi tiếp sự phát triển của thai nhi nào. 1. Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi. - Thai nhi 39 tuần tuổi cân nặng của bé lúc này vào khoảng hơn 3200gr đã trưởng thành và có thể sống độc lập ngoài môi trường tử cung. Nếu siêu âm mẹ đã có thể nhìn thấy tóc con lơ thơ rồi đó. Não bé phát triển mạnh: Trong khi hiện tại cơ thể bé không có nhiều thay đổi như trước, bộ não vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 4 tuần vừa qua, não thai nhi đã tăng trưởng thêm 30%. Tốc độ phát triển này sẽ tiếp tục duy trì trong 3 năm đầu đời, thể hiện qua những kỹ năng mới bé học hỏi và thực hiện được mỗi ngày. Lớp mỡ dưới da vẫn tiếp tục phát triển khi bé chui ra nó có tác dụng giữ ấm và điều hòa th

Thai 38 Tuần Tuổi

Thai nhi 38 tuần thuổi, đây là giai đoạn mà mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào và mẹ nhớ để ý kĩ các dấu hiệu đến với mình để có thể xử lý kịp thời nhé. Và giờ hãy cùng dõi theo sự phát triển tuần này của bé con nào. 1. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi. - Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu? Câu hỏi mà các mẹ thường mong ngóng, vào tuần này thì bé con nặng khoảng 3kg nha mẹ. Lớp mỡ chiếm phần lớn trong khối lượng cơ thể của thai nhi, có tác dụng giữ ấm cho bé sau khi bé được sinh ra ở môi trường bên ngoài. Lớp sáp bã nhờn quanh cơ thể con đã biến mất thay vào đó đang là lớp lông tơ mịn màng bao phủ toàn bộ bé giúp giữ ấm và lớp lông này đang rụng dần đi để bước ra ngoài thế giới. Móng chân bé đang mọc dài ra và sắp chạm đến đầu ngón chân rồi. Các dây thanh âm cũng phát triển hơn trước để chuẩn bị cho tiếng khóc đầu tiên của bé khi ra đời cũng như dùng để giao tiếp với ba mẹ khi mới sinh ra. Phổi của bé con vẫn tiếp tục hoàn thiện và sản xuất các chất có hoạt tính bề mặt g

Thai 37 Tuần Tuổi

Thai nhi 37 tuần tuổi, thời điểm cận kề sinh đã đến rồi, thai những tuần này diễn biến rất phức tạp nên mẹ hãy đi siêu âm mỗi tuần nha. Tại tuần 37 thì con đã có thể nắm tay thật chặt và cứng cáp hơn rất nhiều rồi. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu kĩ hơn về sự phát triển của bé trong tuần thai này nhé! 1. Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi. - Thai nhi 37 tuần tuổi, cân nặng trung bình của con trong tuần này khoảng 2860gr nha ba mẹ, trông con như một quả dưa hấu vậy. Tại tuần này con đang tập thở nhiều hơn và nếu sinh đúng thời điểm thì sẽ không cần sự hỗ trợ ý tế. Các ngón tay bé đã biết phối hợp nhịp nhàng hơn, bé học cách nắm, giữ những thứ như dây rốn và bàn tay của bé. Thai nhi 37 tuần tuổi đã biết mút ngón tay cái và có thể mẹ sẽ bắt gặp ngay lúc siêu âm đó ạ! Phổi và não của con vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn chưa hoàn thiện đâu ạ, bác sĩ vẫn sẽ nói đây là thai chưa đủ tháng mẹ nhé! - Thai 37 tuần đạp nhiều hay ít? Bởi vì thai nhi đã nằm chật kín trong b

Thai 36 Tuần Tuổi

Thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ thường gặp phải hiện tượng sa bụng khi thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy còn bé con thì ra sao rồi nhỉ, hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu sự phát triển của con trong tuần thai thứ 36 này nhé! 1. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi: - Thai nhi 36 tuần tuổi, con vẫn tăng đều qua các ngày và cân nặng của con vào tuần này khoảng hơn 2600gr rồi mẹ nha, con ngày càng tròn trĩnh, làn da trở nên hồng hào, phúng phính hơn và không còn vẻ ngoài nhăn nheo như ở các tháng trước đó. Chất sáp màu trắng được gọi là bã nhờn thai nhi bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt hành trình 9 tháng qua giờ đã tan biến. Thính giác của bé phát triển mạnh mẽ từ những tuần qua và theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng con có thể phân biệt được giọng nói cũng như những bài hát mà mẹ thường cho con nghe đó. Khi mẹ mang thai 36 tuần, các mảnh xương sọ của em bé vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp cho đầu thai nhi có thể dễ dàng di chuyển qua kê

Thai 35 Tuần Tuổi

Thai nhi 35 tuần tuổi, mẹ di chuyển nặng nề hơn và các cơn gò diễn ra nhều hơn. Cơ thể của bé ngày càng phát triển cả về cân nặng và chiều dài, thai nhi dich chuyển từng chút xuống khung chậu để chuẩn bị dần cho thời khắc chào đời. mẹ có thắc mắc về sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi không, tìm hiểu ngay nào! 1. Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi. - Thai 35 tuần, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2,7kg và trông như một quả dừa. Do tử cung mẹ ngày càng chật chội nên con sẽ không thể xoay sở nhiều hơn thay vào đó sẽ lăn và vẫn đá nha! Làn da của em bé trở nên hồng hào và mịn màng, tay chân của bé mũm mĩm do sự phát triển của lớp mỡ dưới da. Hầu hết các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện, thận của bé đã được phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải. Tốc độ phát triển trí não của thai nhi tiếp tục tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thời thơ ấu. Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, trọng lượng não của b

Thai 34 Tuần Tuổi

Thai nhi 34 tuần tuổi, mẹ đang bước vào tháng thứ 8 của thai kì với một tâm thế hết sức mong ngóng và chờ đợi. Thai 34 tuần cân nặng bao nhiêu? Thai 34 tuần bị gò,… những câu hỏi mà mẹ thắc mắc trong tuần này cũng như sự phát triển của con hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu nhé bạn. 1. Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi. - Thai nhi 34 tuần tuổi, bé con đã nặng khoảng 2150gr rồi mẹ nhé, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên. Thận và gan đã phát triển. Lớp nhờn bảo vệ da của thai nhi trong giai đoạn thai 34 tuần sẽ trở nên dày hơn trong khi lông tơ gần như hoàn toàn biến mất. Móng tay của thiên thần nhỏ cũng bắt đầu dài hơn và chạm đến đầu ngón tay. Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có th