Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...
Một em bé sau khi ra đời được gọi là sinh non khi bé chào đời từ khoảng 28 tuần tuổi đến trước khi đủ 37 tuần của thai kỳ. Do thời điểm này bé chưa phát triển toàn diện nên dễ gặp phải các vấn đề như: nhẹ cân, suy hô hấp, các khuyết tật cơ thể, bại não… những di chứng này có thể theo con đến suốt cuộc đời. Vậy mẹ bầu làm gì để tránh sinh non? Nguyên nhân gây ra sinh non là gì? Hãy tìm hiểu thêm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non: Sinh non là vấn đề luôn được quan tâm ở các mẹ bầu, theo ước tính có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại là: 1.1 Các yếu tố từ thai nhi Ối vỡ non: Trong đó có 10% là các cuộc chuyển dạ đủ tháng và khoảng 30% các cuộc chuyển dạ sinh non. Đa ối: Có khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non. Nhau tiền đạo, nhau bong non. Thiểu năng nhau, thai chậm tăng trưởng: Làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non. Song hay đa thai: Càng nhiều thai thì...