Rau hay còn gọi là nhau bám thấp trong sản khoa là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Trong quá trình mang bầu có mẹ bị, có mẹ không nhưng khi đi siêu âm bác sĩ đều nói cho mẹ về vị trí bám của bánh nhau và đều nói cho mẹ về nhau bám thấp. Vậy đó là gì, nhau bám thấp có nguy hiểm không và một số thắc mắc của bà bầu về nhau bám thấp sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về nhau bám thấp? 1.1. Nhau bám thấp là gì? - Nhau thai là gì? Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. - Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung - nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo t...
Chuyển dạ luôn là điều mong ngóng của mỗi mẹ bầu khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và mẹ phải luôn lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng mang thai khỏe mạnh tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thật dưới đây nhé! 6 Dấu hiệu chuyển dạ thật thường gặp: 1. Các cơn co tử cung mạnh và đều: - Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. - Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co. - Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ. 2. Dịch nhầy cổ tử cung: - Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện t...